Mầm non là cấp học nền tảng với học sinh. Nó ảnh hưởng đến quá trình học tập suốt đời của các bé. Giáo dục mầm non thường được áp dụng với các bé trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Vậy giáo dục mầm non thực chất là gì và có những phương pháp giáo dục hiện đại nào đang được áp dụng ở nước ta?
Trong bài viết này, FARADAY sẽ giới thiệu đến ba mẹ tất cả những điều cần biết về bậc giáo dục đầu đời của bé.
Giáo dục mầm non là gì?
Giáo dục mầm non hay ECE là một thuật ngữ được sử dụng để nói đến bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục Việt Nam. Bậc học này có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách và tư duy của trẻ.
Đối tượng của giáo dục học mầm non
Theo quy định khoản 1, điều 23 Luật Giáo dục 2019, giáo dục mầm non ở Việt Nam là cấp bậc học của các bé từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trong đó, được phân ra theo 3 cơ sở giáo dục mầm non phổ biến:
- Nhà trẻ: là nhóm trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi
- Trường mẫu giáo: dành cho nhóm trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi
- Trường mầm non: bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo, các bé từ 3 tháng đến 6 tuổi sẽ được nhận vào lớp trẻ này.
Nội dung của giáo dục học mầm non
Theo UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc). giáo dục mầm non có trọng tâm là trang bị cho trẻ tinh thần học tập suốt đời. Chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng cần thiết để phát triển nhu cầu xã hội, cảm xúc, nhận thức và thể chất.
Giáo dục mầm non sẽ giúp các bé:
- Có kiến thức và kỹ năng nền tảng như bé học được các con số, chữ cái và ghép từ ngữ.
- Trau dồi thể chất tinh thần qua các hoạt động vận động nhẹ như chạy theo hiệu lệnh, di chuyển bóng khéo léo đến khung thành, nhảy bật cao để đưa bóng vào rổ….
- Xây dựng tính tỉ mỉ và cẩn thận trong hành động cũng như phát triển khả năng sáng tạo vượt trội qua các hoạt động như vẽ tranh bằng bút chì, cắt dán hình bằng kéo, tô tranh màu…
- Xây dựng tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ ở bậc tiểu học
- Trang bị các kỹ năng độc lập, tự chủ bản thân qua việc tự vệ sinh cá nhân và tự bảo quản đồ đạc
- Tăng cường khả năng giao tiếp qua việc chơi và tương tác cùng bạn bè, thầy cô
- Chuẩn bị kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm
- Xây dựng nền tảng ngôn ngữ thứ 2 vững chắc, phát triển trở thành công dân toàn cầu trong thời đại mới
Nhìn chung, giáo dục mầm non sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, đây là bậc học rất quan trọng đối với sự phát triển vượt bậc của trẻ trong tương lai.
Phương pháp giáo dục mầm non hiện đại năm 2023
Giáo dục mầm non là nền tảng học tập, giúp trẻ xây dựng tinh thần học tập suốt đời. Do đó, nhiều phương pháp giáo dục khác nhau được nhiều chuyên gia giáo dục hàng đầu nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy trẻ tại các trường mầm non trên thế giới.
Dưới đây là một số phương pháp giáo dục mầm non hiện đại và tiên tiến được FARADAY tổng hợp:
1. Phương pháp học qua chơi theo chương trình Mầm non Quốc tế IEYC
IEYC là viết tắt của Chương trình Giáo dục Mầm non Quốc tế (The International Early Year Curriculum).
Chương trình này đại diện cho sự tiến bộ dựa trên các nghiên cứu đáng tin cậy, tương thích với những thực tiễn tốt nhất trên toàn cầu và phù hợp với sự phát triển của trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2-5.
Quá trình học tập theo IEYC khuyến khích tính tò mò tiềm ẩn của trẻ thông qua những trải nghiệm học tập do chính trẻ thực hiện, kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.
Các bài giảng được xây dựng để tối ưu hóa việc hỗ trợ học tập cho trẻ. Điều này củng cố thêm niềm tin rằng IEYC cung cấp một khung chương trình có tính toàn diện, tạo ra môi trường học tập hiệu quả.
Phương pháp học qua chơi của IEYC có những ưu điểm sau:
- Bằng việc sử dụng các trò chơi tích hợp kiến thức được thiết kế linh hoạt, sinh động và đa dạng, trẻ em có cơ hội tương tác, khám phá và phát triển sự sáng tạo.
- Các hoạt động học thông qua trò chơi không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất mà còn giúp trẻ trở nên khỏe mạnh và vui vẻ.
- Việc kích thích nhiều giác quan trong các hoạt động học chơi giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ thông tin, thể hiện cảm xúc và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt.
- Phương pháp học thông qua trò chơi cho phép trẻ phát triển sự sáng tạo theo cách riêng của bé và học cách tự quản lý và chịu trách nhiệm.
- Sự kết hợp giữa học tập và chơi đùa với bạn bè và giáo viên giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ và thực hành các kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, chia sẻ, tôn trọng ý kiến khác nhau và tuân thủ quy tắc xã hội.
Tóm lại, phương pháp học dựa trên trò chơi mang đến cho trẻ những trải nghiệm học tập thú vị và hữu ích.
2. Phương pháp Reggio Emilia
Phương pháp Reggio Emilia được hình thành vào thập niên 40 của thế kỷ trước, do nhà tâm lý học người Ý Loris Malaguzzi sáng lập. Năm 1991, tạp chí Newsweek (Mỹ) đã bình chọn Reggio Emilia là phương pháp giáo dục hàng đầu thế giới.
Phương pháp này có những ưu điểm sau:
• Reggio Emilia khuyến khích trẻ em tự do khám phá và sáng tạo theo ý thích của mình, qua đó phát huy sự tò mò, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ.
• Reggio Emilia coi trọng việc cho trẻ tiếp cận và phát triển nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, hội họa, điêu khắc, kịch… với quan điểm “Mỗi đứa trẻ có hàng trăm ngôn ngữ”.
• Reggio Emilia tạo điều kiện cho trẻ học cách làm việc nhóm, hợp tác và đoàn kết với nhau.
• Reggio Emilia giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên và tự do thể hiện cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế, đó là không chú ý đến việc nuôi dưỡng tinh thần tự lập và kỹ năng cá nhân cho trẻ. Do đó, khi theo học phương pháp này, các bé có thể thiếu khả năng tự quản lý và chịu trách nhiệm cho bản thân.
Xem thêm: Phương pháp Reggio Emilia: Giáo dục theo phong cách của người Ý
3. Phương pháp Montessori
Montessori là một phương pháp giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm, do bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori thành lập vào cuối thế kỷ XIX. Phương pháp này dành cho học sinh từ 2,5 đến 6 tuổi.
Phương pháp Montessori có những ưu điểm như sau:
• Trẻ được học trong lớp học có đầy đủ các giáo cụ để khám phá, thực hành, rèn luyện các giác quan và kỹ năng quan trọng.
• Trẻ được tham gia vào các hoạt động theo sở thích của mình, với sự hướng dẫn của giáo viên, để phát triển tính tự lập, tự chịu trách nhiệm và sáng tạo.
• Trẻ được hình thành các thói quen tốt như kiên nhẫn, ngăn nắp… khi học theo phương pháp Montessori.
Tuy nhiên, phương pháp này không phải là phù hợp với mọi trẻ. Một số trẻ khi lớn lên từ môi trường Montessori có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập với các môi trường khác.
Bên cạnh đó, trong giáo dục mầm non có những phương pháp giảng dạy khác như: phương pháp STEAM, phương pháp Steiner, phương pháp Glenn Doman,…
Vậy là FARADAY đã giới thiệu đến ba mẹ giáo dục mầm non là gì cùng 3 phương pháp giáo dục mầm non hiện đại nhất hiện nay.
FARADAY hy vọng ba mẹ đã có thể chọn cho bé nhà mình môi trường học tập tốt nhất để bé được phát triển toàn diện.
Tham khảo ngay: Học Phí Của Trường Mầm Non Sáng Tạo Faraday Gồm Những Gì?